DIỄN ĐÀN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG_ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG_ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Building A Better World

Latest topics

» Nhớ mãi 53TH3
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1029.09.13 20:44 by knet1304

» RDsteel - Phần mềm tính toán khung thép tiền chế zamil
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1029.09.13 0:17 by knet1304

» RDM - Phần mềm thống kê thép - tối ưu cắt thép
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1029.09.13 0:15 by knet1304

»  giao trinh ket cau thep 2 moi day
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1019.01.13 19:51 by thuythuy

» Thông bản vẽ lần cuối cùng
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1029.05.12 0:43 by knet1304

» Thông báo thông đồ án thép lần 4 nhóm thầy Thuật:
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1029.05.12 0:41 by knet1304

» Thông đồ án thép lần 3 thầy Thuật
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1014.05.12 16:20 by knet1304

» Thông báo đồ án KTTC lần 3
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1014.05.12 16:18 by knet1304

» Đồ án KTTC nhóm 1 thông lần 2
Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Heart1007.05.12 23:11 by knet1304


    Không bàn lùi việc di dời các trường đại học

    knet1304
    knet1304
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 670
    Points : 1933
    Join date : 16/01/2011
    Age : 34
    Đến từ : Khoa CNTT-Trường Đại học Xây Dựng

    Không bàn lùi việc di dời các trường đại học Empty Không bàn lùi việc di dời các trường đại học

    Bài gửi by knet1304 18.02.11 9:51


    KTĐT - Chất lượng giáo dục ĐH bị hạn chế bởi quỹ đất trường ĐH nội đô không có khả năng cải thiện, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định, việc di dời một phần hay toàn bộ trường ĐH trong thành phố là bắt buộc, không bàn lùi. Tuy nhiên, việc xây dựng đô thị đại học đang đối mặt với khó khăn thực tế chưa có lời giải.

    Tắc ngay ở dự án quy mô nhất
    Một trong những dự án di dời đầu tiên với quy mô lớn là dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc. Chủ trương đưa 4 vạn SV của ĐH Quốc gia Hà Nội lên Hòa Lạc cách Hà Nội 30km đã được phê duyệt gần 10 năm nay. Theo đó, ĐHQG Hà Nội sẽ có diện tích sử dụng hơn 1.000ha với 8 khu chức năng bao gồm khu trung tâm, khu các trường thành viên, khu nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ, khu hướng nghiệp thực hành, khu ký túc xá sinh viên, khu giáo dục quốc phòng, khu thể dục – thể thao, khu nhà ở công vụ, khu phục vụ công cộng và cây xanh. Sau khi hoàn thành, nơi đây sẽ trở thành trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, có chất lượng cao, ngang tầm các đại học tiên tiến trong khu vực và tiến tới đạt trình độ quốc tế.
    Tuy nhiên, thực tế tiến độ thực hiện dự án xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hòa Lạc sau gần 10 năm mới chỉ hình thành được khu nhà công vụ do khó khăn lớn nhất là công tác giải phóng mặt bằng và các khâu chuẩn bị đầu tư bị kéo dài. Cuối năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định chuyển chủ đầu tư Dự án Xây dựng ĐHQG Hà Nội tại Hoà Lạc từ ĐHQG Hà Nội sang Bộ Xây dựng.
    Với việc bàn giao từ đó đến nay, Bộ Xây dựng đã phải kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh lại quy hoạch chung dự án đầu tư xây dựng ĐHQG Hà Nội trên cơ sở định hướng phát triển trong tương lai của ĐHQG Hà Nội, xác định rõ các khu chức năng và sử dụng hiệu quả diện tích đất được cấp cũng như phải phù hợp với quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng. Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, Bộ Xây dựng dự kiến sẽ phải đề xuất các cơ chế đặc thù trong việc quản lý dự án này để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
    Chưa tính hết bài toán sau di dời
    Một mô hình khác đã được triển khai thí điểm là việc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bán đấu giá một khu đất có giá trị tương đương khu đất cũ của trường ĐH Sư phạm thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh để tạo vốn cơ bản cho trường đầu tư xây dựng cơ sở mới. Sau khi xây dựng các hạng mục đủ bảo đảm cho đào tạo tại cơ sở mới thì trường bàn giao cơ sở cũ cho thành phố. Tuy nhiên, khu đất dự kiến dùng để tạo vốn cho trường qua 4 năm vẫn chưa bán được.
    Ngoài ra, việc sử dụng khu đất cũ của các trường ĐH sau di dời cũng khiến nhiều chuyên gia băn khoăn khi thấy rõ biện pháp đổi đất nhanh nhất và có giá nhất hiện nay là đổi đất để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, nếu bán chỗ cũ của các trường đi để đầu tư vào dịch vụ chung cư để giảm tắc đường thì khó khả thi và tiềm ẩn nguy cơ tệ nạn xã hội nhiều hơn đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Còn Hiệu trưởng trường ĐH Sư phạm Hà Nội Nguyễn Viết Thịnh thì băn khoăn ở vấn đề trường ĐH Sư phạm Hà Nội được xây dựng trên khu vực Cầu Giấy. Trước đây khu vực này dân khá thưa vắng nhưng đến giờ thường xuyên tắc đường. “Vậy chúng ta đầu tư vào một khu nào đó, không giải tỏa hết các vấn đề thì tương lai cũng sẽ như Cầu Giấy bây giờ”.
    PGS.TS Nguyễn Văn Lê – Hiệu trưởng trường CĐ Sư phạm Trung ương cũng nêu ý kiến rằng, việc bàn đến vấn đề di dời, chia đất, phân lô sớm quá. Trong khi đó, điều quan trọng là Bộ phải tổ chức một đoàn khảo sát tổng thể xem các trường ĐH, CĐ để biết nhu cầu và tương lai phát triển như thế nào?
    Còn theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Xây dựng, việc tách ra thành các “ốc đảo” ĐH cần tính kỹ tới các yếu tố xã hội. Nếu quy hoạch sai, hậu quả sẽ rất nặng nề. Cần trả lời được các câu hỏi liệu các trường ĐH có thể tồn tại theo mô hình các đô thị độc lập hay không và quan hệ của đô thị này với các địa phương hay các đô thị khác như thế nào. Ông Nguyễn Văn Hùng cũng nhắc nhở việc cần xem lại những mô hình di dời trước đây như Xuân Mai hay Hương Canh đã thất bại vì không thu hút được giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, các yếu tố về an ninh, trật tự chính trị, văn hóa lối sống trong một đô thị đặc thù như đô thị đại học cũng cần tính toán kỹ chứ không đơn giản chỉ tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng

      Hôm nay: 28.04.24 20:44