DIỄN ĐÀN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG_ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN NGÀNH TIN HỌC XÂY DỰNG_ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Building A Better World

Latest topics

» Nhớ mãi 53TH3
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1029.09.13 20:44 by knet1304

» RDsteel - Phần mềm tính toán khung thép tiền chế zamil
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1029.09.13 0:17 by knet1304

» RDM - Phần mềm thống kê thép - tối ưu cắt thép
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1029.09.13 0:15 by knet1304

»  giao trinh ket cau thep 2 moi day
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1019.01.13 19:51 by thuythuy

» Thông bản vẽ lần cuối cùng
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1029.05.12 0:43 by knet1304

» Thông báo thông đồ án thép lần 4 nhóm thầy Thuật:
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1029.05.12 0:41 by knet1304

» Thông đồ án thép lần 3 thầy Thuật
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1014.05.12 16:20 by knet1304

» Thông báo đồ án KTTC lần 3
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1014.05.12 16:18 by knet1304

» Đồ án KTTC nhóm 1 thông lần 2
Sinh viên phải biết phản biện  Heart1007.05.12 23:11 by knet1304


    Sinh viên phải biết phản biện

    knet1304
    knet1304
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 670
    Points : 1933
    Join date : 16/01/2011
    Age : 34
    Đến từ : Khoa CNTT-Trường Đại học Xây Dựng

    Sinh viên phải biết phản biện  Empty Sinh viên phải biết phản biện

    Bài gửi by knet1304 18.02.11 9:27

    Sinh viên phải biết phản biện

    TP - PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, nói sinh viên cần mạnh dạn phản biện, khi trao đổi với Tiền Phong, nhân khai mạc Đại hội Sinh viên Việt Nam lần VIII.

    Thụ động

    Ông đánh giá thế nào phương pháp học tập của sinh viên hiện nay?

    Hiện nay phần đông sinh viên học tập còn thụ động, nhận thức xã hội của một bộ phận sinh viên còn thấp, mới nhìn thấy những nhiệm vụ trước mắt mà chưa xác định được mục tiêu lâu dài, chưa có trách nhiệm với bản thân.

    Nhiều sinh viên ở xa gia đình, thay đổi môi trường học tập, lại thiếu sự nhắc nhở của gia đình nên lơ là chuyện học.

    Nhiều sinh viên thụ động trong cách nghĩ và tiếp thu các kiến thức từ cuộc sống. Ngay ở trường ĐH Xây dựng có 63 phần trăm sinh viên tốt nghiệp còn gần 40 phần trăm chưa đạt yêu cầu để tốt nghiệp. Tại các trường khác, tôi nghĩ con số này cũng không nhỏ. Nên mở một cuộc điều tra xã hội học về vấn đề này.

    Sinh viên thụ động có phải là sản phẩm của phương pháp đào tạo thụ động ở ĐH hiện nay không, thưa ông?

    Đây là lỗi hệ thống. Ngay từ khi học phổ thông, học sinh luôn chờ vào sự dẫn dắt, làm thay của cha mẹ, học sinh chú trọng đi học thêm mà ít làm bạn với các cuốn sách hay, tài liệu học tập khác.

    Lên ĐH, đây là môi trường đòi hỏi tính tự lập và tự học cao của sinh viên, nhưng vẫn thụ động, cộng với cách giảng dạy của nhiều thầy cô cũng thu động (kiểu thầy đọc, trò chép), nên kiến thức và cách sáng tạo của sinh viên còn hạn chế nhiều.

    Có ý kiến cho rằng, sinh viên hiện nay tụt hậu hơn sinh viên thời bao cấp về sự sáng tạo, tự nghiên cứu?

    Sinh viên ngày càng thông minh hơn, nhanh nhẹn hoạt bát hơn, nhạy với thông tin mới. Nhưng hiện nay họ bị phân tán năng lượng bởi nhiều hoạt động xã hội khác, hoạt động vui chơi giải trí...

    Khi năng lực tinh thần của sinh viên chưa tập trung, họ chưa phát huy được hết khả năng của mình. Cần phải tin tưởng thanh niên, nhìn vào yếu tố tích cực của họ để khích lệ và khơi dậy phát triển những yếu tố đó.

    Phản biện

    Đào tạo con người là để có tư duy tốt, có khả năng độc lập trong suy nghĩ, có khả năng phản biện, khả năng tự học suốt đời... Tỷ lệ sinh viên đạt 3-4 tiêu chí trên còn chưa cao. Với thời gian, bằng cách thay đổi phương pháp dạy và học, sinh viên sẽ phát huy được tố chất của mình - PGS-TS Nguyễn Văn Hùng.

    Thưa ông, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sinh viên phải đổi mới như thế nào để hòa nhập trong thế giới phẳng?

    Sinh viên cần đổi mới ngay mục tiêu học tập, tiếp cận thông tin, tư duy và phương pháp thuyết trình, có tính sáng tạo, tự học và giỏi ngoại ngữ. Bên cạnh đó, sinh viên cần biết phản biện, kể cả phản biện thầy. Sinh viên Việt Nam có một số tố chất này và cần phải rèn sâu các tố chất ấy.

    Cụ thể là phản biện gì, thưa ông?

    Khi nghe thầy giảng mà sinh viên không hiểu, có thể hỏi lại, đó cũng là phản biện. Khi thầy đưa ra một luận điểm, nếu thấy luận điểm của thầy chưa chuẩn cũng có thể phản biện, tranh luận với thầy.

    Bạn có thể lật lại vấn đề mà thầy đang nói, có thể xoay nó dưới nhiều chiều, có thể bổ sung thông tin... Thầy cô cũng nên chấp nhận thói quen tư duy phản biện của sinh viên.

    Phản biện trên tinh thần của tôn sư trọng đạo; những lúc bật lại thầy, giảng đường thêm sôi động và tăng tính động cho lớp học, thu hút sự tham gia hào hứng của sinh viên. Nhưng muốn phản biện, phải tự học, tự nghiên cứu mới có kiến thức để tranh luận.

    Cảm ơn ông.

    Lê Văn Hải, K52 Địa chất, Đại học KHTN – ĐHQG Hà Nội:

    Thói quen khó bỏ

    Tôi ít khi phản biện thầy cô trên lớp, phần vì thiếu tự tin, phần vì ngại nói trước đám đông.

    Có nhiều vấn đề mình tự thấy có thể phản biện theo một hướng khác nhưng không dám phát biểu. Dần dần trở thành thói quen khó bỏ.

    Trần Xuân Đại, K49 Cầu đường 3, Đại học Xây dựng Hà Nội:

    Chỉ 5 phần trăm thường phản biện

    Lớp tôi chỉ có khoảng 5 phần trăm sinh viên hay phản biện các ý kiến thầy cô, còn lại rất ít người dám thể hiện quan điểm riêng.

    Các buổi học trên lớp vì thế cũng khá trầm. Càng đến những năm cuối, tâm lý ngại nói lại càng ăn sâu bén rễ.

    Nguyễn Hoàng Anh, K51 Báo chí và Truyền thông, ĐHKHXH&NV Hà Nội:

    Phản biện để phá sức ỳ

    Tư duy sâu mới phản biện được. Mỗi lần phản biện là một lần thêm tự tin và củng cố lại kiến thức.

    Nhiều sinh viên bây giờ có sức ỳ lớn, một phần cũng bởi chỉ thụ động nghe mà không lật lại vấn đề, xét dưới nhiều góc cạnh, không dám nghĩ, dám nói, dám làm.

    Lê Thị Thanh Thủy, KT08, Đại học Hà Nội:

    Cần khuyến khích phản biện

    Lần đầu tiên nói chính kiến của mình trước thầy và các bạn trong lớp, mình run lắm. Sau được thầy động viên, giảng giải thêm, mình bạo dạn hơn, tích cực chất vấn hơn.

    Để sinh viên tích cực phản biện, cần có sự lắng nghe, cổ vũ và khuyến khích của giảng viên.

      Hôm nay: 19.04.24 17:51